Cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của các thành phần trong kem dưỡng ẩm.
Dưỡng ẩm (Moisturizer) là cách mà bạn làm để chăm sóc làn da của mình . Nhưng liệu bạn đã dưỡng ẩm đúng cách hay chưa? Để có thể cung cấp độ ẩm cho da một cách đúng đắn, bạn cần phải hiểu rõ về những thành phần quan trọng trong kem dưỡng ẩm của mình.
Dưỡng ẩm (Moisturizer) là cách mà bạn làm để chăm sóc làn da của mình . Nhưng liệu bạn đã dưỡng ẩm đúng cách hay chưa? Để có thể cung cấp độ ẩm cho da một cách đúng đắn, bạn cần phải hiểu rõ về những thành phần quan trọng trong kem dưỡng ẩm của mình.
Bạn hẳn đã nhiều lần phân vân đứng trước những quầy mỹ phẩm rối bời trước một loạt sản phẩm từ lotion, serum, essence, emulsion, moisturizer. Và khi thắc mắc vì sao phải sử dụng quá nhiều sản phẩm như trên. Câu trả lời bạn nhận được thường là: “để các dưỡng chất không bay hơi”. Tuy nhiên, câu trả lời trên là không chính xác vì dưỡng chất không thể bốc hơi. Thứ duy nhất có thể biến mất khỏi làn da mà bạn cần quan tâm là nước.
Sau đây, Beauty Garden cung cấp cho các bạn biết cấu trúc dưỡng ẩm của một sản phẩm dưỡng ẩm da.
1. Nhóm chất Occlusives(nhóm các chất tạo nên lớp màng ngoài cùng của da): Bởi khả năng ngăn ngừa sự thất thoát nước hay bốc hơi chất ẩm khỏi da nên có thể tạm hiểu đây là “chất giữ ẩm” hay “khoá ẩm” cho da. Ta có thể ví chất khóa ẩm như một tấm nilon, trải đều trên bề mặt để ngăn chặn sự bốc hơi. Nhược điểm của chất này đó là việc gây nhờn và tắc lỗ chân lông ở một số đối tượng bởi sự bao phủ quá kĩ của nó lên màng ngoài của da. Phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp trong hầu hết mỹ phẩm truyền thống trên thị trường như: chiết xuất từ dầu hỏa là Petroleum và Mineral Oil (dầu khoáng), silicone, waxes – sáp và chiết xuất từ thiên nhiên: “Cholesterol, Allantoin, dầu dừa Coconut, dầu Olive, dầu Jojoba, dầu hạt hướng dương Sunflower Seed…”. Trên lý thuyết, cấu tạo phân tử của những dẫn xuất trên thường quá lớn để xâm nhập sâu vào da, dẫn đến tình trạng gây bí tắc lỗ chân lông. Thêm vào đó, cảm giác dầu nhờn chúng gây ra trên mặt thật không dễ chịu gì. Trong khi đó, vẫn tồn tại những loài dầu nền gốc thực vật (carrier oil) với tác dụng giữ ẩm tương tự, giữ chức năng như một "Occlusives" nhưng lại mang lại nhiều lợi ích khác cho da (vd như dưỡng sâu, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất , phục hồi cấu trúc da,...), nhưng lại ít được sử dụng bởi các công ty lớn vì lý do kinh tế.
2. Nhóm chất Humectants (chất cấp ẩm): Bởi ở điều kiện bình thường, chúng có khả năng hút những phân tử nước ở lớp tế bào dưới lên lớp bề mặt.Nhược điểm của chất này có thể gián tiếp làm khô da nếu chất ẩm ở da liên tục bị bay hơi, thường thấy ở những nơi xứ lạnh, độ ẩm không khí thấp, thời tiết khô hoặc như phòng điều hoà máy lạnh. Nếu đã bị mất nước, chất này sẽ liên tục hút ẩm từ các lớp dưới của da để đưa lên bề mặt, gây hiện tượng mất nước bên trong, căng khô da. Lúc này thì thành phần ở nhóm Occlusives sẽ giữ chức năng ngăn chặn việc bốc hơi của nước.
Vậy điều bạn cần là sản phẩm kem dưỡng ẩm phải có cả Humectants và Occlusives để tránh các hiện tượng không tốt. Thậm chí rất nhiều loại serum, essence cũng vậy, nên các bạn để ý thành phần để tránh lo lắng việc serum bị bốc hơi nếu không dùng kem, điều quan trọng trong việc dưỡng ẩm cho da đó là cần để ý đến việc độ ẩm sẽ bị bốc hơi hay là không?
Các chất cấp ẩm thông dụng trong các loại mỹ phẩm dưỡng da Glycerin và Hyaluronic Acid. Ngoài ra còn có Lactic Acid, Sodium Hyaluronate, Sorbitol, Panthenol, Butylene Glycol, Propylene Glycol, một số đường (Glucose, Fructose, Sucrose, Honey), Urea, Betaine, Arginine…
3. Đáng để nhắc đến là nhóm chất dưỡng ẩm thứ 3 với danh xưng Emollients. Các chất ở nhóm này có tác dụng lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào da, do đó ngăn ngừa được sự mất nước. Thực tế, Emollients khi sử dụng ở lượng lớn cũng có thể mang tính chất của Occlusives. Ngoài ra, khi được kết hợp với các chất nhũ hóa, chúng có thể giúp giữ cả dầu và nước ở lớp tế bào ngoài. Mặt khác có một số loại Emollients có tính chất skin-repairing (tái tạo và sửa chữa da).
Những loại Emollients làm mịn da có tự nhiên ở da như: Ceramides, Elastin hoặc Squalane. Ngoài ra còn có: Collagen, cồn béo (Cetyl Alcohol, Cetearyl alcohol, Stearyl Alcohol), Acid béo (Stearic Acid, Linoleic Acid, Linolenic Acid, Oleic Acid, Lauric Acids).
Tổng kết: Để tránh nước bị bốc hơi, gây mất độ ẩm cho da, điều bạn cần quan tâm là các thành phần trong kem dưỡng ẩm. Chúng cần cân bằng giữa các thành phần của 3 nhóm : Occlusives - Humectant- Emollient . Và điều quan trọng hơn nữa chính là các thành phần đó có mang lại lợi ích thực sự cho da bạn hay không hay chỉ là các thành phần hoá chất mang chức năng có ích. Để dễ hiểu, ta có thể xem ví dụ sau:
-Dimethicone : là một thành phần hoá chất thuộc nhóm Emollient và Occlusives , giữ chức năng như một lớp màng silicone tạo sự mịn màng , mượt mà và chống lại sự mất nước trên da. Trên lý thuyết, đây là một thành phần "ổn , được xem là không độc hại theo tiêu chuẩn của FDA " và được dùng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da trên thị trường.
Còn về thực tế, tuy cấu trúc các phân tử dimethicone quá lớn, không thể thấm sâu, gây tắc lỗ chân lông. Nhưng đáng quan ngại ở chỗ cấu trúc liên kết giữa những phân tử hình thành từ lớp màng dimethicone này vẫn đủ lớn để các vi khuẩn có cấu trúc nhỏ hoặc một số chất bẩn vẫn có thể lọt qua và mắc kẹt lại, từ đó dễ sinh ra mụn.
- Các loại dầu nền như jojoba oil, argan oil, rosehip oil v.v.: là thành phần tự nhiên giữ chức năng của Emollient và Occlusives nhưng đồng thời lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho da.
Sau đây là một số thành phần các bạn có thể tham khảo ở 3 nhóm :
- Occlusives :
+ Thành phần thiên nhiên : beeswax và các loại wax , dầu nền thực vật, các loại butter, lanolin ( mỡ cừu) .
+ Thành phần hoá chất : petroleum, mineral oil, các thành phần có gốc silicone .
- Humectant :
+ Thành phần thiên nhiên : glycerin, acid hyaluronic, phospholipids , lecithin, pantanol ( pro-vitamin B5) , vitamin E, AHA ở nồng độ thấp ..
+ Thành phần hoá chất : Propylene Glycol, Ethylene/Diethylene Glycol, PEG compounds ( ví dụ như Polyethylene Glycol), Synthetic alcohols ( vd như Glyceryl Coconate,Hydroxystearate, Myristate, Oleate)
- Emollient :
+ Thành phần thiên nhiên : các loại dầu nền thực vật, các loại butter, glycerin, ceramides, squalane v.v..
+ thành phần hoá chất : PEG Compounds, như PEG- 45; Synthetic Alcohols, trong các thành phần có gốc benzyl –, butyl-, cetearyl-, cetyl -, glyceryl-, isopropyl-, myristyl propyl-, propylene-, mineral oil, petrolatum, paraffin; dimethicone, cyclomethicone, copolyol.