Những lưu ý quan trọng nhất để lựa chọn mỹ phẩm tốt, an toàn cho da
Hương thơm không phải thành phần chính tạo ra mỹ phẩm, nhưng đây được coi là phần độc nhất của một mỹ phẩm.
Mỹ phẩm là tên gọi chung cho các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp da. Thị trường mỹ phẩm thương mại không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên, tính an toàn của mỹ phẩm đang thách thức người sử dụng phải lựa chọn hàng hóa thông minh hơn.
Tất nhiên, bạn muốn ngăn ngừa lão hóa da, nhưng bạn không bao giờ muốn bị ung thư da trước khi da bị lão hóa. Vậy, làm thế nào để chọn lựa mỹ phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe và làm đẹp trong cùng một lúc? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi trên.
Nhãn mác và tính an toàn của mỹ phẩm
Nhãn mác và thương hiệu không thể cho bạn biết chính xác độ an toàn của mỹ phẩm. Lý do là bởi bạn hoàn toàn không thể biết các thành phần được ẩn giấu dưới những cái tên thân thiện như “hữu cơ”, “tự nhiên” và “dịu nhẹ” mà bạn vẫn thường đọc trên bao bì có thực sự đúng như lời quảng cáo.
Hơn thế nữa, một thành phần hóa học có nhiều tên gọi khác nhau, nếu bạn không biết, bạn vẫn tin rằng nguyên liệu mỹ phẩm kia là an toàn. Các ban ngành quản lý mỹ phẩm và dược phẩm cũng không thể kiểm tra để biết chắc chắn sản phẩm nào là 100% hữu cơ. Họ chỉ kiểm soát các thành phần cấm và được phép sử dụng trong mỹ phẩm mà thôi.
Vậy, người tiêu dùng vẫn phải chủ động bảo vệ sự an toàn da của họ bằng cách lựa chọn mỹ phẩm có thành phần an toàn và sử dụng mỹ phẩm đúng liều lượng.
Những thành phần bị cấm sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm
Theo Cục Lương thực và Dược phẩm Mỹ, những thành phần mỹ sau bị cấm sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm:
• Bithionol
• Chloroform
• Chlorofluorocarbon propellants
• Halogenated salicylanilides (di-, tri-, metabromsalan & tetrachlorosalicylanilide)
• Vinyl chloride
• Methelyelene chloride
• Zirconium-containing complexes
Các thành phần cần hạn chế sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm
Cục Lương thực và Dược phẩm Mỹ cũng đưa ra danh sách những thành phần hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm vì chúng có khả năng gây nguy hiểm, bao gồm:
- Hexachloropherene
- Các hợp chất chứa thủy ngân
- Các thành phần có trong kem chống nắng
Các thành phần được khuyến cáo hạn chế sử dụng
Ngoài các cơ quan kiểm tra dược và mỹ phẩm, tổ chức phi chính phủ hoạt động vì môi trường EWG cũng đưa ra danh sách những thành phần không nên sử dụng trong mỹ phẩm, bao gồm:
- Benzalkonium chloride
- Các thành phần có trong nhuộm tóc như aminophenol, phenylenediamine và diaminobenzene
- BHA (butylated hydroxyanisole)
- Formaldehyde
- DMDM hydantoin & bronopol
- Hương thơm nhân tạo
- Methylisothiazolinone, methylchloroisothiazolinone
- Hydroquinone
- Parabens (propyl, isopropyl, butyl, isobutylparabels)
- Oxybenzone
- Petroleum distillates
- Các hợp chất PEG/ceteareth/polyethylene
- Resorcinol
- phthalates
- Retinyl palmitate, retinol (các dạng khác của vitamin A)
- Triclosan, triclocarban
- Toluene
Hiểu rõ về một số thành phần chính trong mỹ phẩm
Khi hiểu rõ về các thành phần chính trong mỹ phẩm, bạn sẽ lựa chọn mỹ phẩm thông minh hơn. Dưới đây là 4 thành phần chính có trong các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Chất hoạt động bề mặt
Những chất hoạt động bề mặt thường có mặt trong các sản phẩm tẩy rửa. Chúng đánh bật dầu ra khỏi bề mặt cần làm sạch. Khi dầu được đánh bật, chất hoạt động bề mặt cũng trôi theo nước. Chất hoạt động bề mặt có thể kết hợp với các phụ gia như thuốc nhuộm, nước hoa và muối trong các sản phẩm kem nền, gel tắm, dầu gội và kem dưỡng thể. Chất hoạt động bề mặt còn có một tên khác là chất làm dày vì chúng làm dày sản phẩm và cho phép chúng lan trải đều, tạo bọt và làm sạch nhanh.
Conditioning polyme
Conditioning polyme có tác dụng duy trì độ ẩm trên da hoặc tóc. Glycerin là một thành phần tự nhiên của dầu thực vật và mỡ động vật được sản xuất tổng hợp cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Glycerin được cho là dạng nguyên sơ nhất, rẻ tiền và phổ biến nhất của conditioning polyme.
Trong các sản phẩm chăm sóc tóc, conditioning polymer giúp tóc mềm và ổn định hương thơm ở trong lọ đựng. Conditioning polymer cũng có nhiều trong các loại kem cạo râu, giúp da mềm và không bị dính nháp.
Chất bảo quản
Chất bảo quản là một loại chất phụ gia được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Chúng được sử dụng trong mỹ phẩm để giảm sự sinh sôi của vi khuẩn và tăng thời gian sử dụng sản phẩm. Có rất nhiều các loại mỹ phẩm có khả năng tự bảo quản, trong đó có các loại dầu thực vật có tính khử mùi, chống viêm và các đặc tính chống oxy hóa. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây kích ứng da, và một số loại có mùi mạnh khiến người dùng khó chịu.
Hương thơm
Hương thơm không phải thành phần chính tạo ra mỹ phẩm, nhưng đây được coi là phần độc nhất của một mỹ phẩm. Một số thành phần hóa học được dùng để tạo hương thơm hóa học đã được chứng minh có chứa các hóa chất gây ra dị ứng và thậm chí là ung thư da, ví dụ như benzene và aldehydes.
Bloom – Nguồn: HL