Sự khác biệt giữa Kem chống nắng vật lý và Kem chống nắng hóa học

Trong bài viết sau đây, Beauty Garden sẽ chia sẻ cho các bạn một chủ đề cực thú vị, nghe có vẻ khó nhằn nhưng lại đơn giản không tưởng: sự khác biệt của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

su khac biet giua kem chong nang vat ly va kem chong nang hoa hoc hinh anh 1

 

Có bao giờ các bạn nghe những cụm từ như “kem chống nắng vật lý”, “kem chống nắng hóa học” hay chưa nhỉ? Đối với nhiều cô gái chắc các bạn vẫn còn băn khoăn không hiểu rằng cụm từ vật lý và hóa học ở đây mang ý nghĩa gì đúng không nào? Và chúng ta nên sử dụng mỹ phẩm nào? Rốt cục kem chống nắng vật lý tốt hơn hay kem chống nắng hóa học tốt hơn.... hãy cùng Beauty Garden tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên nha.

Tại sao mỗi cô gái đều cần dùng kem chống nắng?

Như các nàng cũng đã biết, kem chống nắng chính là người bạn thân thiết không thể thiếu đối với làn da của chúng mình. Kem chống nắng đóng vai trò cực quan trọng, như một tấm khiên che chắn giúp da không bị tác động xấu bởi các tia cực tím UVA và UVB. Nếu không sử dụng kem chống nắng thì da sẽ nhanh lão hóa, chảy xệ và thâm sạm cực kỳ mất thẩm mỹ. Thế nên chúng mình cực kỳ cần tìm một em kem chống nắng phù hợp với bản thân bỏ trong túi xách hằng ngày đó.

su khac biet giua kem chong nang vat ly va kem chong nang hoa hoc hinh anh 2

Dấu hiệu nhận kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Để nhận biết kem chống nắng vật lý và hóa học, bạn có thể dựa vào tên gọi của nó. Thường thì tên gọi của Kem chống nắng vật lý sẽ có chữ Sunblock – kem chống nắng vô cơ, còn Kem chống nắng hóa học sẽ là Sunscreen – kem chống nắng hữu cơ.

Kem chống nắng vật lý có chứa các chất vô cơ như: Titanium Dioxide, Zinc Oxide. Đây là 2 thành phần sẽ không có trong kem chống nắng hóa học. Đây chính là lớp màng chắn phủ trên bề mặt da của bạn, giúp phản xạ các tia tử ngoại UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc với làn da của chúng ta.

Kem chống nắng hóa học chứa các gốc hữu cơ (đa số là Carbon) như: avobenzone, oxybenzone, octinoxate,... cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học đó là tạo ra những phản ứng hóa học. Biến các tia tử ngoại UVA và UVB đã hấp thụ vào da biến thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Chúng được gọi là các chất hấp thụ hóa học nhé các nàng.

So sánh khác biệt của kem nắng vật lý với kem chống nắng hóa học

Ưu điểm của kem chống nắng vật lý:

- Giữ được khá lâu trên da mà không cần phải bôi lại nhiều lần trong ngày (với điều kiện không tiếp xúc với nước hay vận động ra mồ hôi)

- Không cần phải chờ đợi, chúng ta chỉ cần bôi sản phẩm lên là có thể đi ra ngoài ngay lập tức.

- Kem chống nắng vật lý khá lành tính, ít khi gây kích ứng cho da.

- Phù hợp với nhiều loại da kể cả da nhạy cảm.

- Đối với làn da đang bị kích ứng, rát đỏ, kem chống nắng vật lý có thể giúp làm dịu cho da của bạn khá hiệu quả.

- Có thời hạn sử dụng khá lâu.

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý:

- Tạo một lớp màng trắng khá, khó tiệp vào da. Nhất là khi bạn có một làn da hơi ngăm điều này sẽ gây mất tự nhiên cực kì, mặt trắng như cơ thể lại lệch tone thì không được đẹp lắm đúng không?

- Không có khả năng chống nước. Nếu bạn là cô nàng năng động thường xuyên vận động hay đang tìm một loại kem chống nắng có thể chống trôi để đi biển thì kem chống nắng vật lý sẽ không phải là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

- Chất kem khá dày, có thể gây bí da. Cảm giác khá nặng mặt, có thể sinh mụn ẩn nếu không làm vệ sinh kỹ da trước và sau khi sử dụng kem chống nắng.

- Kem chống nắng vật lý thường không chịu hợp tác dùng kem nền. Nếu bạn sử dụng kem chống nắng vật lý bên dưới lớp kem nền thì em ấy sẽ không thể thuận hòa và blend tốt vào nhau, tạo thành một hỗn hợp không được thẩm mỹ lắm đâu.

Ưu điểm của kem chống nắng hóa học:

- Chất kem cực kì mỏng nhẹ, thoáng da, không hề gây cảm giác nặng mặt hay bí da

- Không gây lớp màng trắng mất tự nhiên. Kem chống nắng hóa học 100% không hề có màu nhé.

- Không cần sử dụng một lượng quá lớn kem chống nắng như các sản phẩm chống nắng vật lý, chỉ cần một ít bằng đồng xu nhỏ là đã đủ.

- Công thức của kem chống nắng hóa học thường có bổ sung các hoạt chất đặc trị ví dụ như peptide và enzyme cùng những chiết xuất khác có lợi cho da.

- Có các chỉ số SPF cực kỳ cao, trên 50... dành cho người thường xuyên phải tiếp xúc dưới ánh nắng gay gắt

- Có khả năng chống trôi khoảng từ 60-90 phút với nước. Vì thế các sản phẩm kem chống nắng đi biển thường là kem chống nắng hóa học.

Nhược điểm của kem chống nắng hóa học:

- Phải chờ thời gian từ 15-20p để kem chống nắng bắt đầu hoạt động.

- Không giữ được lâu trên da, khoảng 2 – 3 tiếng phải bôi lại.

- Dễ gây kích ứng đối với làn da khô hoặc da nhạy cảm.

- Chống chỉ định sử dụng đối với các bệnh nhân bị Rosacea (người bị đỏ da ở các khu vực như mũi, cằm, trán)

Do phương thức chống nắng khác nhau nên mới có tên gọi vật lý & hóa học thôi. Chứ nhiều nàng vẫn lầm tưởng kem chống nắng hóa học toàn chất hóa học có hại, còn kem chống nắng vật lý là chiết xuất từ thiên nhiên tốt cho da hơn thì hoàn toàn sai. Hãy luôn nhớ, cái gì cũng có 2 mặt của nó, các nàng nhé!

Bài viết trên đây, Beauty Garden đã liệt kê một số điểm khác biệt cơ bản của kem chống nắng vật lý và hóa học. Mong là thông tin trên hữu ích cho các bạn!